Bên cạnh chiếc Lumia 1520 thuộc phân khúc cao cấp, Nokia còn cho bán ra thị trường mẫu Lumia 1320 với cấu hình thấp, giá bán hấp dẫn hơn.
Tại thị trường Việt Nam, Nokia có một chính sách giá rất tốt. Những model hãng này ra mắt đều có giá bán hấp dẫn hơn so với đối thủ. Lumia 1320 cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Sản phẩm này có mức giá 7,5 triệu đồng, cao hơn đôi chút so với các đối thủ như Xperia C hay LG G Pro Lite Dual.
Tuy nhiên, máy có màn hình lớn hơn (6 inch so với 5,5 hoặc 5 inch), lại sử dụng chip Qualcomm chứ không phải dòng chip MediaTek như các đối thủ. Ngoài ra, độ phân giải màn hình Lumia 1320 cũng phải đẩy lên mức HD, thay vì qHD.
Đây cũng là sản phẩm màn hình 6 inch đầu tiên sở hữu mức giá tầm trung dành cho các mẫu điện thoại chính hãng tại Việt Nam. Lumia 1320 nhận được sự quan tâm rất lớn ở thời điểm cuối năm 2013 nhưng với kích thước màn hình siêu lớn, nó vẫn không phải là một sản phẩm dành cho số đông.
Phần cứng, hiệu năng Nokia Lumia 1320
Tại thị trường Việt Nam, Nokia có một chính sách giá rất tốt. Những model hãng này ra mắt đều có giá bán hấp dẫn hơn so với đối thủ. Lumia 1320 cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Sản phẩm này có mức giá 7,5 triệu đồng, cao hơn đôi chút so với các đối thủ như Xperia C hay LG G Pro Lite Dual.
Tuy nhiên, máy có màn hình lớn hơn (6 inch so với 5,5 hoặc 5 inch), lại sử dụng chip Qualcomm chứ không phải dòng chip MediaTek như các đối thủ. Ngoài ra, độ phân giải màn hình Lumia 1320 cũng phải đẩy lên mức HD, thay vì qHD.
Đây cũng là sản phẩm màn hình 6 inch đầu tiên sở hữu mức giá tầm trung dành cho các mẫu điện thoại chính hãng tại Việt Nam. Lumia 1320 nhận được sự quan tâm rất lớn ở thời điểm cuối năm 2013 nhưng với kích thước màn hình siêu lớn, nó vẫn không phải là một sản phẩm dành cho số đông.
Phần cứng, hiệu năng Nokia Lumia 1320
Không sở hữu tốc độ xử lý “tên lửa” như Lumia 1520 nhưng với một sản phẩm tầm giá dưới 8 triệu đồng, rất khó để tìm ra một chiếc máy mượt mà hơn Lumia 1320.
Máy được tích hợp chip lõi kép Snapdragon tốc độ 1,7 GHz, RAM 1 GB, đủ sức chạy mọi tác vụ nặng nề nhất trên nền tảng Windows Phone. Nếu đem so sánh với một số model lõi tứ Snapdragon S4 Pro (1,5 GHz) trở xuống, chắc chắn tốc độ lướt web, mở ứng dụng của Lumia 1320 không hề thua kém. Tất nhiên, việc so sánh chỉ mang tính chất tương đối.
Có vẻ như nền tảng Windows Phone 8 vẫn chưa tối ưu hóa tốt cho các sản phẩm màn hình lớn. Bằng chứng là việc, phím cảm ứng của máy vẫn dở tệ như các sản phẩm trước. Khoảng cách giữa các phím không lớn dẫn đến việc người dùng rất khó bấm, ngay cả khi màn hình của Lumia 1320 rất lớn. Bên cạnh đó, người dùng cũng không tìm thấy nhiều các ứng dụng tối ưu hóa tốt cho kích thước màn hình quá khổ của Lumia 1320.
Phần mềm và chất lượng màn hình của Nokia Lumia 1320
Bạn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ nếu vừa chuyển sang sử dụng Windows Phone từ iOS hoặc Android. Tuy nhiên, nếu đã quen với nền tảng này, nhất là các smartphone Lumia, bạn sẽ thấy chất lượng các ứng dụng riêng của Nokia dành cho dòng Lumia rất tốt và độc đáo.
Chẳng hạn, Here Maps hoặc Here Drive tỏ ra không hề thua kém, thậm chí chi tiết hơn (với một số người) nếu so sánh với Google Maps. Với bản cập nhật Lumia Black, máy sẽ được tích hợp thêm tính năng Camera vốn là sự kết hợp của Pro Cam và Smart Cam, vừa căn chỉnh tốt lại có thể chụp vui vẻ với các bức hình dạng chuyển động chuỗi. Tính năng Beamer cho phép bạn chia sẻ màn hình của máy với bất cứ một thiết bị di động nào khác dễ dàng.
Chất lượng màn hình vẫn là một điểm tuyệt vời của Lumia 1320, kéo dài từ thời chiếc Lumia 925. Nhờ công nghệ Clear Black, màn hình của máy hiển thị sắc nét gần như ở mọi góc nhìn, ngay cả dưới ánh sáng trực tiếp. Có thể nói, rất ít các mẫu smartphone hiện tại trên thị trường có được chất lượng màn hình tốt như dòng Lumia của Nokia.
Bên cạnh đó, máy vẫn dùng công nghệ màn hình siêu cảm ứng (Super Sensitive Touch), cho phép sử dụng với cả găng tay. Với thời tiết miền Bắc vào mùa lạnh, đây sẽ là tính năng đặc biệt hữu ích bởi bạn không cần tháo găng tay khi đang đi trên đường, nếu muốn nghe điện thoại.
Thiết kế của Nokia Lumia 1320
Người dùng sẽ dễ nhầm tưởng Lumia 1320 được thiết kế nguyên khối bởi nó ko sở hữu bất cứ một mối nối hoặc khe hở nào để tháo nắp sau. Trên thực tế, vỏ sau của máy có thể tháo được. Cách thiết kế nắp sau ôm trọn lấy màn hình của Lumia 1320 cũng rất độc đáo, tạo cảm giác hoàn thiện.
Khi cầm trên tay, Lumia 1320 cho cảm giác thoải mái, thậm chí còn dễ chịu hơn so với 1520. Máy nặng 160 gram nhưng bạn sẽ cảm thấy nó nhẹ hơn kích thước thật, cầm bằng một tay vẫn sử dụng được. Loa ngoài của máy đặt ở mặt sau, khe hở nhá nhỏ khiến nhiều người lo ngại âm lượng của máy sẽ bé. Tuy nhiên, Lumia 1320 có âm lượng rất lớn, có thể sánh ngang với dòng One dùng loa Boomsound của HTC.
Camera và pin của Nokia Lumia 1320
Pin của Lumia 1320 xứng đáng nhận điểm cộng. Với pin dung lượng 3.400 mAh, máy dễ dàng đáp ứng cả ngày dài sử dụng. Nếu ít sử dụng, máy có thể trụ được 2-3 ngày. Đem so sánh với các phablet hiện nay, Lumia 1320 và 1520 xứng đáng là những sản phẩm có pin tốt nhất. Việc máy chỉ được tích hợp màn hình HD và chip lõi tứ cũng giúp tiết kiệm đáng kể thời lượng pin khi sử dụng.
Trong khi đó, camera lại là một điểm gây thất vọng của sản phẩm này. Chỉ được tích hợp camera cảm biến 5 megapixel (có đèn flash), hình ảnh chụp được của sản phẩm này thường thiếu sắc nét, màu sắc nhạt, độ chi tiết thấp, đặc biệt là khi bạn copy ra PC (ảnh thường nịnh mắt hơn khi xem trên màn hình của máy).
Ứng dụng xử lý ảnh sau chụp của Lumia 1320 (và một số dòng Lumia khác) có phần kém hấp dẫn hơn so với máy chạy Android. Do đó, bạn nên cài các ứng dụng ngoài để chỉnh sửa ảnh, thay vì dùng phần mềm mặc định của máy.
Kết luận :
Xét một cách tổng thế, Lumia 1320 là một lựa chọn tốt ở phân khúc phablet tầm trung. Máy có cấu hình ổn, màn hình chất lượng cao, thiết kế thanh thoát. Tuy nhiên, camera của máy chưa xứng với kỳ vọng cho một sản phẩm giá trên 7 triệu đồng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét